![]() |
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 65 điểm cầu các tỉnh, thành và hơn 400 điểm cầu tại các cơ sở giáo dục đại học. Ảnh: Thế Đại |
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nêu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế có giải pháp để sớm thực hiện việc tiêm vắc xin cho học sinh, trước mắt là học sinh trung học phổ thông.
Cùng đó kiến nghị, Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí để ngành Giáo dục thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái hoạt động thích ứng với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học; trước mắt tập trung xây dựng hệ thống bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử, kho học liệu số dùng chung cho học sinh phổ thông cả nước; tập huấn giáo viên về kĩ năng dạy và quản lý lớp học trực tuyến; đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học trong năm học.
Bên cạnh đó, xem xét các phương án miễn giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022.
Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng dịch Covid-19 còn rất phức tạp, trong 3 ngày qua đã xuất hiện nhiều ca dương tính. Do đó, ông Thắng đề nghị Bộ GD-ĐT có hướng dẫn để các địa phương linh hoạt hơn trong việc tổ chức chương trình và kiến nghị có chương trình vắc xin trong trường học.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vắc xin.
“Bộ Y tế căn cứ vào khoa học, quy định của độ tuổi tiêm các loại vắc xin để tính toán phân đủ, có kế hoạch tiêm phù hợp. Ví dụ loại vắc xin nào được nhiều nước sử dụng để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên thì trong thời gian tới, khi nhập khẩu vắc xin về thì sẽ dành loại đó để tiêm cho trẻ em", Thủ tướng nói.
Các cháu được tiêm đủ 2 mũi có thể học bình thường kèm biện pháp 5K như nhiều nước trên thế giới đang triển khai.
Đối với các địa phương không có dịch, chủ động phương án quay lại trường học cho các cháu nhưng có biện pháp kiểm tra sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt, học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Các lãnh đạo địa phương lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập.
Thanh Hùng
Trước thống kê về thiếu giáo viên, Thủ tướng cho biết cần rà soát việc thiếu có chính xác không. "Nguồn lực của chúng ta có hạn nên phải nghiên cứu sao cho phù hợp. Chúng ta cũng không hy sinh an sinh xã hội để đổi lấy tăng trưởng”.
" alt=""/>Dịch CovidNăm 2018, Công ty Quản lý kinh doanh nhà Thành phố đã đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn việc ký hợp đồng và thu tiền thuê nhà tạm cư cho 7 căn hộ tại chung cư 203 Nguyễn Trãi. Đến nay, TP.HCM vẫn chưa thống nhất cách tính tiền thuê nhà tạm cư cho những căn hộ này.
Theo Sở Xây dựng, việc chưa xác định tiền thuê nhà tạm cư tại chung cư 203 Nguyễn Trãi do chưa có quy định về giá thuê nhà sở hữu Nhà nước cho những hộ sở hữu nhà tư nhân.
UBND Q.1 đã được phân quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư khi thực hiện thủ tục đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn, trong đó có chung cư 155 – 157 Bùi Viện và lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt.
Nhưng theo phương án di dời và bố trí tạm cư cho các hộ dân tại chung cư 155 – 157 Bùi Viện, UBND Q.1 không quy định về việc thu tiền thuê nhà tạm cư. Trong khi đó, vẫn chưa có phương án di dời và bố trí tạm cư cho các hộ dân tại lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt.
Sở Xây dựng cho rằng vì chung cư 155 – 157 Bùi Viện và lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt vẫn chưa có chủ đầu tư, chưa lập phương án bồi thường nên UBND TP.HCM không thể phối hợp với chủ đầu tư sử dụng quỹ nhà tái định cư để bố trí chỗ ở cho các hộ dân theo quy định.
Chia 2 giai đoạn để tính tiền thuê nhà
Mặt khác, theo quy định, UBND TP.HCM có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu căn hộ, còn chủ đầu tư phải chi trả phí thuê nhà và các chi phí khác trong thời gian thực hiện dự án theo phương án bồi thường được duyệt.
Tuy nhiên, như chung cư 155 – 157 Bùi Viện và lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt cũng như các trường hợp tương tự khác, dự án chung cư xây mới chưa lựa chọn được chủ đầu tư và chưa có phương án bồi thường.
Đối với các trường hợp phải di dời khẩn cấp khỏi chung cư hư hỏng nặng và được bố trị tạm cư tại căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước, Sở Xây dựng đề xuất người sử dụng căn hộ tạm cư phải trả phí quản lý vận hành.
Còn chi phí thuê nhà, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng tính theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn chưa lựa chọn được chủ đầu tư: Người đang thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước thì trả tiền thuê nhà tạm cư theo đơn giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước.
Nếu đang sử dụng căn hộ tư nhân thì được UBND TP.HCM bố trí tạm cư tại căn hộ sở hữu Nhà nước và không phải trả tiền thuê nhà.
Giai đoạn kể từ khi lựa chọn được chủ đầu tư: Chủ đầu tư có trách nhiệm trả tiền thuê nhà (gồm các hộ có nhà thuộc sở hữu tư nhân lẫn thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước) và các chi phí khác trong thời gian thực hiện dự án theo phương án bồi thường được duyệt.
Ảnh: Hải Hoàng